diopsit (diopsite)


Tên gọi do chữ Hy Lạp dis là hai và opsit là hiện tượng. Loại diopsit “sao” thường có màu lục tối sẫm đến đen phớt nâu tối và thường là sao 4 cánh, không vuông góc với nhau, góc giữa các tia là 73o và 107o.

diopsit|diopsite

Tổng quan


DIOPSIT (DIOPSITE)

Màu sắc

Lục, vàng, không màu, nâu, đen

Độ trong suốt

Thường trong suốt đến bán trong

Màu sắc vết vạch

Trắng

Chiết suất

1,664 – 1,730

Độ cứng

5-6

Lưỡng chiết suất

+0,024 đến +0,031

Tỷ trọng

3,22-3,38

Độ tán sắc

0,017-0,020 (0,012)

Tính cát khai

Hoàn toàn

Tính đa sắc

Yếu; lục vàng, lục tối

Vết vỡ

Không bằng phẳng

Tính phát quang

Tím, da cam, vàng, lục

Thành phần hoá học

CaMgSi2O6, silicat canxi và magiê.

Phổ hấp thụ

505, 493, 446

cromdiopsit: 690,670,655, 635, 508, 505, 490

Hệ tinh thể

Hệ một nghiêng, tinh thể dạng cột

 

 

Tên gọi do chữ Hy Lạp dis là hai và opsit là hiện tượng. Loại diopsit “sao” thường có màu lục tối sẫm đến đen phớt nâu tối và thường là sao 4 cánh, không vuông góc với nhau, góc giữa các tia là 73o và 107o.

Diopsit có nguồn gốc magma rất phổ biến trong các đá bazic và siêu bazic (pyroxenit, peridotit, gabro, diaba), đôi khi trong đá diorit, trong các thể biến chất tiếp xúc trao đổi. Phân bố chính ở Ấn Độ, Phần Lan, Madagasca, Áo, Srilanka, Nam Phi, và Hoa Kỳ. Ở Việt Nam mới chỉ thấy là khoáng vật tạo đá.

Các loại đá dễ nhầm với diopsit: Dễ nhầm với hidenit, moldavit, peridot, emerald,  và idocras.

Các biến thể của diopsit:

Hedenbergit: Loại diopsit chứa sắt có màu lục sẫm đến gần như tối đen, công thức CaFe (SiO3)2.

Cromdiopsit: Loại diopsit màu lục đậm do có chứa crôm.

Violane: Biến thể diopsit màu lam tím, thường ở dạng hạt thô gặp nhiều ở Piedmont.

Hình ảnh


Nghiên cứu